Scholar Hub/Chủ đề/#nghệ thuật tạo hình/
Nghệ thuật tạo hình là một dạng nghệ thuật mà người nghệ sĩ sử dụng các khối hình và vật liệu như đất sét, gỗ, đá, kim loại, sáp, xi măng và nhiều loại chất liệ...
Nghệ thuật tạo hình là một dạng nghệ thuật mà người nghệ sĩ sử dụng các khối hình và vật liệu như đất sét, gỗ, đá, kim loại, sáp, xi măng và nhiều loại chất liệu khác để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ sĩ sẽ thực hiện quá trình hình thành, chế tạo và điêu khắc các vật phẩm theo ý tưởng và mục đích sáng tạo của mình. Nghệ thuật tạo hình có thể mang nhiều ý nghĩa và đa dạng từ việc khám phá hình dạng, màu sắc, chất liệu cho đến việc truyền tải thông điệp, cảm xúc và tư duy của người nghệ sĩ.
Nghệ thuật tạo hình có thể được phân loại theo các phong cách và kỹ thuật khác nhau. Dưới đây là một số phong cách nghệ thuật tạo hình phổ biến:
1. Điêu khắc: Điêu khắc là quá trình tạo hình các hình dạng 3D từ các vật liệu như đá, gỗ, kim loại hay đất sét. Điêu khắc có thể làm theo phong cách hiện đại, truyền thống hoặc trừu tượng.
2. Sáp: Nghệ sĩ sử dụng sáp để tạo hình và tạo ra các bức tượng nhỏ hoặc đồ trang trí có độ chi tiết cao. Điều này cho phép họ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật như hình hình người, hoa, động vật và nhiều thứ khác.
3. Tạo hình từ đất sét: Đất sét là một chất liệu phổ biến trong nghệ thuật tạo hình. Nghệ sĩ sử dụng đất sét để tạo ra các tác phẩm bằng cách bóp và tạo hình tay, hoặc sử dụng các khuôn đúc.
4. Tạo hình từ gỗ: Gỗ là một chất liệu tự nhiên phổ biến trong nghệ thuật tạo hình. Nghệ sĩ sử dụng các dụng cụ cắt, mài và điêu khắc để tạo ra các tác phẩm từ gỗ. Các tác phẩm có thể là thành phẩm, tác phẩm không gian hay tác phẩm trang trí.
5. Tạo hình từ kim loại: Nghệ sĩ sử dụng các công cụ cắt, hàn và bấm để tạo hình các tác phẩm từ kim loại như sắt, đồng, nhôm và thép.
6. Tượng bằng xi măng: Điêu khắc xi măng là một phong cách tạo hình sử dụng các hình khối xi măng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Các nghệ sĩ có thể tạo hình trực tiếp trên khối xi măng hoặc sử dụng khuôn để đổ xi măng.
Ngoài ra, nghệ thuật tạo hình còn có thể kết hợp với các kỹ thuật khác như sơn, mài, mạ và lắp ráp để tạo ra hiệu ứng đặc biệt trong tác phẩm. Quá trình tạo hình có thể mất điều chỉnh kỹ thuật và thời gian tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và phong cách cá nhân của từng nghệ sĩ.
Ưng dụng công nghệ tạo hình nhiệt trong chế tạo xe khách giường nằm ở Việt NamBài báo này giới thiệu việc ứng dụng công nghệ tạo hình nhiệt để sản xuất nội địa hóa các sản phẩm của ô tô, góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ và năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Công nghệ này có khá nhiều ưu điểm: tạo ra những sản phẩm có hình dáng phức tạp tùy ý, có độ thẩm mỹ cao và dễ chế tạo. Do đó, thường áp dụng để sản xuất chi tiết nội thất ô tô có yêu cầu về hình dáng phức tạp và có yêu cầu về tính thẩm mỹ. Toàn bộ thiết bị tạo hình nhiệt đều do công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) tự thiết kế, chế tạo. Hiện nay công ty đang hợp tác với phòng thí nghiệm composit, Đai học Bách khoa Hà nội để triển khai công nghệ này trên các sản phẩm xe khách khác và xe tải để nâng cao hàm lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm ô tô.
#nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật #xe khách giường nằm #công nghệ ép phun #khuôn mẫu #kỹ thuật ngược
Vẽ Giữa Trời Và Đất Dịch bởi AI Pallium - Tập 10 - Trang 8-9 - 2008
Liệu pháp nghệ thuật cung cấp cho một người cơ hội để thể hiện những gì xảy ra bên trong, thông qua việc vẽ, vẽ hình hoặc nặn tượng. Việc nói về những hình ảnh được tạo ra có thể giúp một người giải tỏa những gánh nặng trong cuộc sống. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều sự kiềm chế từ người trị liệu, vì nó chỉ liên quan đến cảm nhận của khách hàng trong khoảnh khắc đó.
#liệu pháp nghệ thuật #biểu đạt cảm xúc #trị liệu tâm lý #nghệ thuật tạo hình
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT– TRÀO LƯU, THỬ THÁCH VÀ CƠ HỘI CHO CÁC NGHỆ SĨ TẠO HÌNH TRẺ Ở NƯỚC TA Sự ra đời của Nghệ thuật Hậu hiện đại với tinh thần đổi mới tư duy sáng tạo, đã tạo ra bước ngoặt trong hoạt động văn hóa và nghệ thuật cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Với khả năng chiếm lĩnh những khoảng không gian lớn và gây ấn tượng mạnh, mà tác phẩm nghệ thuật sắp đặt có nhiều khả năng tương tác với đại đa số quần chúng thưởng ngoạn. Từ năm 1986, Nghệ thuật sắp đặt đã xuất hiện ở nước ta, với sự đón nhận dè dặt. Dần dần có nhiều họa sĩ trẻ tham gia trào lưu này. Tuy nhiên, không phải xu hướng mới lúc nào cũng được công chúng thưởng lãm nghệ thuật đón nhân và đạt giá trị nghệ thuật cao. Việc tìm ra nguyên nhân, những vấn đề tồn đọng và đề xuất giải pháp chính là góp phần thúc đẩy cho sựu phát triển lành mạnh của loại hình nghệ thuật còn mới mẻ này
#nghệ thuật hậu hiện đại #nghệ thuật sắp đặt #phát triển nghệ thuật mới
VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở YÊN BÁI VÀO DẠY HỌC MĨ THUẬT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÒA XÁ, HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘINghệ
thuật
tạo
hình
là
dùng
ngôn
ngữ
đường
nét,
hình
khối,
bố
cục,
màu
sắc,
không
gian...
để
tạo
ra
sản
phẩm
nghệ
thuật,
đáp
ứng
nhu
cầu
về
cái
đẹp
trong
đời
sống
tinh
thần,
tình
cảm
của
con
người.
Thông
qua
nghệ
thuật
tạo
hình,
con
người
được
chiêm
nghiệm,
thưởng
thức,
đối
chiếu
bằng
tác
phẩm
để
cảm
nhận
các
vấn
đề
của
cuộc
sống
một
cách
sâu
sắc
hơn,
từ
đó
mong
muốn
tạo
ra
những
giá
trị
mới.
Mà
trong
đó,
nghệ
thuật
tạo
hình
dân
gian,
một
dòng
chảy
mang
trong
mình
những
giá
trị
được
kết
tinh
qua
nhiều
thế
hệ,
mang
những
giá
trị
truyền
thống;
mang
tính
ổn
định
của
dân
tộc,
tính
vận
động
phát
triển
của
xã
hội,
đồng
thời
tiếp
thu
những
giá
trị
mới;
vừa
là
kết
quả
của
quá
trình
tích
lũy
và
kế
thừa,
vừa
là
kết
quả
của
sự
khám
phá,
tìm
tòi,
phát
hiện
và
sáng
tạo.
#Nghệ
thuật
tạo
hình #giảng
dạy #môn
mĩ
thuật
Ý NGHĨA VĂN HÓA VÀ GIÁ TRỊ THẨM MỸ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA BIỂU TƯỢNG HOA SEN TRONG CHÙA HUẾHoa sen luôn gắn liền với Phật giáo. Theo đạo Phật, hoa sen tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy và sự thiêng liêng, tôn kính dành cho Đức Phật. Do vậy, hoa sen xuất hiện phổ biến trong kiến trúc của Phật giáo. Đối với những ngôi chùa Huế từ thời chúa Nguyễn đến vương triều Nguyễn, biểu tượng hoa sen luôn chiếm giữ một vị trí chủ đạo, trọng tâm trong trang trí kiến trúc. Chúng không chỉ mang biểu tượng với chức năng, ý nghĩa tâm linh nhất định dành riêng cho văn hóa Phật giáo mà còn phản ánh giá trị thẩm mỹ tạo hình thông qua ngôn ngữ khối, chạm khắc và trang trí. Ngoài ra, bài viết còn khẳng định tài năng của nghệ nhân xưa trong việc thể hiện ngôn ngữ tạo hình hoa sen qua các chất liệu đồng và đá. Điều đó đã góp phần thành công cho mỹ thuật từ thời chúa Nguyễn đến vương triều Nguyễn.
#Biểu tượng #hoa sen #tạo hình #trang trí #kiến trúc Phật giáo Huế
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC, XU HƯỚNG TẠO HÌNH VỀ CHÙA KHMER Ở AN GIANGNgôi
chùa
là
nơi
tập
trung
các
thể
thức
nghệ
thuật
tạo
hình,
hài
hòa
giữa
kiến
trúc
và
điêu
khắc
từ
hình
thức
trang
trí
bên
trong
đến
cách
bài
biện
bên
ngoài.
Hầu
hết
các
chùa
lâu
đời,
có
giá
trị
cao
về
kiến
trúc
và
đạt
trình
độ
cao
trong
nghệ
thuật
điêu
khắc.
Nhiều
ngôi
chùa
Khmer
ở
An
Giang
được
trùng
tu,
xây
dựng
lại
nhiều
lần
nhưng
vẫn
giữ
được
kiến
trúc
cổ.
Đây
không
chỉ
là
các
di
tích
kiến
trúc
đặc
trưng
của
người
Khmer
mà
nói
còn
là
minh
chứng
hùng
hồn
cho
các
giá
trị
văn
hóa
truyền
thống
của
họ.
Vì
thế,
các
giá
trị
nghệ
thuật
điêu
khắc,
xu
hướng
tạo
hình
trong
các
ngôi
chùa
Khmer
của
tỉnh
An
Giang
không
những
giúp
chỉ
ra
được
các
giá
trị
văn
hóa
trong
kiến
trúc
mà
còn
giúp
tìm
hiểu
về
kỹ
thuật
trong
nghệ
thuật
điêu
khắc
và
tạo
hình
chủa
của
họ.
#Chùa
Khmer #điêu
khắc
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TƯỢNG QUAN ÂM CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG TƯƠNG QUAN VỚI ĐÔNG Á VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰCVới ý nghĩa đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, việc thờ cúng Quan Âm nhanh chóng thích ứng và được một số nước ở Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc... tiếp nhận và phát triển. Ở Việt Nam, tục thờ Quan Âm là một quá trình phát triển, thu nhận và biến đổi để phù hợp với tín ngưỡng bản địa. Quan Âm trong hình tượng nữ giới, gắn với tín ngưỡng thờ nữ thần (tục thờ Mẫu) đã được “Việt hóa” thành 33 dạng hóa thân, trong đó có hình tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Bài viết tiếp cận nghiên cứu theo hướng liên ngành từ nghệ thuật đến lịch sử và văn hoá, đã làm sáng tỏ sự hình thành giữa tục thờ nữ thần với tục thờ Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay ở Việt Nam, từ đó chỉ ra phong cách tạo tượng Quan Âm ở Việt Nam, làm cơ sở so sánh, tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong tương quan với một số nước Đông Á và trong khu vực.
#Quan Âm #Phong cách #Tạo hình #Khu vực Đông Á #Tương đồng #Khác biệt
STOP MOTION - HÌNH THỨC SÁNG TẠO CỦA VIDEO ARTLà một một hình thức văn hóa thị giác liên quan đến hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, thời gian, video art nhanh chóng trở thành một phương tiện nghệ thuật văn hóa đại chúng thu hút người xem, đem lại cảm nhận đa chiều thông qua tác động đa giác quan trong từng tác phẩm. Đóng vai trò là một thể loại đặc biệt phổ biến trong video art, hoạt cảnh với các chuỗi ảnh tĩnh Stop motion đã thu hút nhiều nghệ sĩ đương đại sáng tác các tác phẩm với nhiều chất liệu, phương pháp thực hiện và phương thức trình chiếu, tạo nên một hình thức sáng tạo của Video art, đánh dấu sự kết hợp một cách hoàn hảo của ý tưởng và kỹ thuật trong thời đại kỹ thuật số.
#Stop motion #video art #nghệ thuật đương đại #sáng tạo
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG BỨC TRANH “MỘT BUỔI CÀY” CỦA HỌA SĨ LƯU CÔNG NHÂNĐiều thôi thúc nhiều nhất khiến nghệ sĩ cách mạng thể hiện người nông dân là ở chỗ Cách mạng nước ta trước tiên giải phóng cho nông dân, cuộc đổi mới của nông dân đi vào làm ăn tập thể là cuộc đổi đời lớn nhất trong lịch sử của người lao động Việt Nam. Không ở đâu nghệ sĩ có thể nói tới hệ quả của cách mạng, giá trị của cách mạng trong mối liên quan với truyển thống, với thiên nhiên, đất nước như trong hình tượng về người nông dân. Điều này thể hiện vô cùng thành công và rõ ràng qua ngôn ngữ nghệ thuật trong tranh Một buổi cày của họa sĩ Lưu Công Nhân. Lao động là niềm vui, thành quả lao động mang lại hạnh phúc, đó là một trong những chủ đề thể hiện thành công nhất của các họa sĩ giai đoạn cách mạng trong đó có Lưu Công Nhân với tác phẩm Một buổi cày.
#Hình tượng #người lao động #nông dân
HÌNH TƯỢNG CON NGỰA TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ THỜI LÊ TRUNG HƯNGNghệ
thuật
tạo
hình
con
ngựa
thời
Lê
Trung
Hưng
(1533–1789)
là
một
trong
những
điểm
nhấn
trong
điêu
khắc
cổ
Việt
Nam.
Đây
là
một
trong
những
giai
đoạn
mà
ngựa
có
số
lượng
tác
phẩm
điêu
khắc
nhiều
nhất,
có
tạo
hình
đẹp
nhất,
mạnh
mẽ
nhất.
Các
nghệ
nhân
điêu
khắc
dân
gian
đã
tạo
nên
những
con
ngựa
đá
có
kích
thước
lớn
cùng
cách
tạo
hình
phối
hợp
cả
nghệ
thuật
tượng
trưng
và
nghệ
thuật
hiện
thực.
Dù
là
những
nghệ
sĩ
khuyết
danh
xây
dựng
đình
chùa,
đền,
lăng…
đi
kèm
cùng
hệ
thống
tượng
thờ
không
bận
tâm
đến
lưu
danh
thiên
cổ
nhưng
những
phường
thợ
xưa
đã
làm
nên
một
bản
sắc
văn
hóa
trường
tồn
qua
hình
tượng
con
ngựa
đá
trong
mỹ
thuật
Việt
Nam
thời
kỳ
phong
kiến
nói
chung,
thời
Lê
Trung
Hưng
nói
riêng.
#Nghệ
thuật #tạo
hình #điêu
khắc #con
ngựa #Lê
Trung
Hưng